胸部丰满则为“大”,胸部扁平无料则为“小”丰胸产品。大女人光环围绕,“女神”“波霸”即使胸大无脑亦为人喜爱。而小女人只能被“女汉子”“太平公主”等雅号讥讽丰胸食物。那么温柔贤良、柔情似水终究抵不过别人D杯胸围粉嫩公主酒酿蛋。很多小女人都想丰胸成为大女人,可是该怎么丰胸呢?小女人丰胸秘籍是什么呢丰胸方法
1/22/2016 11:15:55 AM

Lữ hành khốn đốn vì "chiêu trò" bỏ trốn của khách

Bữa nay khách đăng ký hỏi tour đi Hàn là em “ớn” luôn. Làm hồ sơ đã mệt rồi mà lỡ có gì bị kêu lên hoài thì khổ lắm. Tết năm ngoái một đồng nghiệp em cũng khốn khổ vì 4 khách bỏ trốn nước ngoài.

Đó là chia sẻ thật của đại diện một hãng lữ hành có tiếng tại Đà Nẵng khi nói về thực trạng khách du lịch bỏ trốn hiện nay… Vị này chia sẻ thêm: Xét duyệt tiêu chuẩn đưa người Việt Nam đi du lịch nước ngoài chủ yếu thông qua hồ sơ, song một số trường hợp vẫn bỏ trốn trót lọt nhờ hồ sơ rất "sáng". Đối tượng đã tìm đủ chiêu trò để trốn ở lại nước sở tại thông qua con đường du lịch.

Trường hợp gần đây nhất là sự việc xảy ra đối với chuyến du lịch Hàn Quốc hôm 12/1 của một hãng hàng không giá rẻ khi có tới hơn 50 khách bỏ trốn tại đảo Jeju. Theo lịch trình tất cả số khách được phân ra các xe khác nhau dưới sự quản lý, hướng dẫn của các HDV. Trong đó, một công ty có trụ sở tại quận Đống Đa, Hà Nội có lượng người bỏ trốn lớn nhất (gần 1 xe). Điều đáng lưu ý là lượng du khách bỏ trốn đều ở một số tỉnh Bắc Trung bộ. Khi vào đảo chơi một ngày, 56 người đã tự ý tách đoàn. Mấy ngày sau, một số người đã được tìm thấy khi đang làm việc trong một trang trại.
 

Trên thực tế, việc khách du lịch Việt Nam trốn ra nước ngoài qua con đường du lịch là không hiếm. Đây không phải lần đầu tình trạng khách du lịch mua tour đi nước ngoài nhưng tìm cách ở lại làm lao động “chui” thay vì đi theo đường xuất khẩu lao động. Đây thực chất là một kiểu vượt biên, có tổ chức hẳn hoi. Trước đó, đầu tháng 1/2013 đã có 15 du khách Việt Nam đi du lịch tại Israel và bỏ trốn lại đây tìm việc làm. Israel chưa phải là “điểm đến” được nhiều người lựa chọn.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay, lao động Việt Nam lựa chọn 3 hình thức chủ yếu để bỏ trốn tìm việc làm ở các thị trường lao động giàu tiềm năng là: Đi theo đường kết hôn giả, đi du học, đi du lịch. Trong đó, hình thức đi du lịch rồi bỏ trốn ra ngoài tìm việc được nhiều lao động Việt Nam lựa chọn hơn cả. Cộng đồng lao động bất hợp pháp Việt Nam ở Hàn Quốc hiện nay khá đông cũng là mắt xích kéo du lịch bất hợp pháp. Khi các kênh xuất khẩu lao động chính thức bị khóa thì chỉ còn kênh du lịch.

Hậu quả là ảnh hưởng xấu đến uy tín quốc gia đối với bạn bè thế giới và ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành tại Việt Nam. Đại diện một doanh nghiệp du lịch trần tình: “Làm nghề du lịch, ai thấy khách mà chẳng ham. Nhưng làm mà bị “dính” quả này thì chắc có nước bỏ nghề”. Một số nhân viên kinh doanh còn cho biết, có cả những trường hợp người bỏ trốn là hàng xóm lâu năm với họ vì tin tưởng nên họ không nghi ngờ, ai dè sang nước ngoài, họ đi thẳng luôn.

Thông thường các vụ đưa khách bỏ trốn qua đường du lịch đều phải thông qua “cò” môi giới. Nhằm qua mặt công ty du lịch và lực lượng an ninh, “cò” thường hướng dẫn khách hàng làm những bước nhỏ, như tu sửa nhan sắc, cách ăn mặc cho đến dáng đi để “cho giống con nhà có điều kiện” đi du lịch. Ngoài ra, trước đó những lao động này phải bỏ tiền qua một số nước như Thái Lan, Singapore… để du lịch một vài ngày. Đi là để thể hiện trong hồ sơ từng du lịch nước ngoài, là con nhà giàu. Chứ thực ra, qua Singapore và Thái Lan chỉ ở trọ tiết kiệm tiền, nếu sau đó nhập cảnh Hàn Quốc không thành, chúng em chỉ mất số tiền đi du lịch và một số khoản nhỏ.

 
Ảnh minh họa: Hữu Thắng
 
“Khách có ý định trốn mà hồ sơ hoàn hảo thì doanh nghiệp cũng chịu. Nhiều hồ sơ, mình xem đẹp long lanh nghĩa là đã đi nước ngoài nhiều nơi, đi cả hai vợ chồng, tài sản giàu có mà vẫn trốn bình thường, nhưng có hồ sơ mình nghi trốn họ lại không trốn”, đại diện một công ty du lịch tại Hà Nội than thở.

Theo các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế tại Việt Nam, người có ý định bỏ trốn khi đi du lịch thường giở nhiều chiêu trò để qua mắt công ty du lịch cũng như đơn vị cấp thị thực (visa). Về nguyên tắc, khi xét duyệt hồ sơ cho khách các doanh nghiệp phải “soi” rất kỹ tài sản, nhân thân, công việc rồi cả quá khứ những lần xuất ngoại. Sau đó hồ sơ này lại được phía đại sứ quán nước bạn xem xét, nhưng họ vẫn trốn được.

Đại diện một công ty lữ hành tại quận Đống Đa cho biết, thường thì khách Việt Nam đi du lịch sang Hàn, sang đó họ sẽ có người nhà hoặc anh em bạn bè đón. Có khi họ còn tạm biệt nhau trước mặt hướng dẫn viên mà không thể làm gì được. Người trốn non thì cần thị thực, còn "cáo già" thì không. Thậm chí, họ lập cả sổ đỏ giả để chứng minh có năng lực tài chính. Thậm chí có trường hợp trong hồ sơ của họ là hai vợ chồng đi du lịch, công việc của cải ở nhà hoàn hảo, thế mà sang Hàn, ông chồng vẫn trốn bình thường.

Tình trạng người Việt Nam bỏ trốn sang nước ngoài làm lao động thông qua con đường du lịch khiến gần đâyviệc xin thị thực cho khách Việt Nam đi du lịch đến một số nước trên thế giới đã không còn dễ dàng.

Để ngăn chặn tình trạng này, một số quốc gia đã có chính sách visa hoặc kiểm duyệt rất chặt với khách du lịch Việt Nam như: Không cấp visa cho khách đến từ một số tỉnh, địa phương có nhiều người trốn ở lại, công ty du lịch để lọt người trốn lại sẽ bị phạt rất nặng hoặc không cấp phép hoạt động ở nước sở tại từ 3 đến 6 tháng… Thông tin phản ánh từ các công ty du lịch cho biết, một số điểm đến như Đài Loan (TQ), Hàn Quốc, Châu Âu, Hồng Kông, Ma Cao (TQ)… đang ngày càng siết chặt hơn.

Sau vụ việc gần 50 khách “đào tẩu” tại Jeju, hiện nay để tránh rủi ro, các doanh nghiệp lữ hành quốc tế tại Việt Nam đang tìm các biện pháp siết chặt việc xét duyệt hồ sơ của khách trước khi du lịch ra nước ngoài. Đại diện một doanh nghiệp tại Đà Nẵng cho hay, do sợ khách trốn, nên kể từ bây giờ nếu khách đăng ký đi du lịch nước ngoài, thì ngoài việc chứng minh thân nhân, công việc, tài sàn…chúng tôi còn yêu cầu khách giao sổ đỏ và vào cam kết đối với công ty.

Cùng với đó, mới đây lại một lần nữa, TCDL  ra văn bản yêu cầu các công ty lữ hành quốc tế thực hiện kiểm tra kỹ hồ sơ, nhân thân các khách du lịch trước khi tổ chức chương trình cho khách đi du lịch nước ngoài; quản lý, giám sát chặt chẽ đoàn khách trong quá trình tổ chức chương trình cho khách ở nước ngoài; thường xuyên nhắc nhở hướng dẫn viên nghiêm túc thực hiện các quy định tổ chức tour, kịp thời báo cáo công ty những trường hợp phát sinh để xử lý theo quy định.
 
Theo Dantri




 
Share this:
Tags:

Leave a Reply










Fan Page2