胸部丰满则为“大”,胸部扁平无料则为“小”丰胸产品。大女人光环围绕,“女神”“波霸”即使胸大无脑亦为人喜爱。而小女人只能被“女汉子”“太平公主”等雅号讥讽丰胸食物。那么温柔贤良、柔情似水终究抵不过别人D杯胸围粉嫩公主酒酿蛋。很多小女人都想丰胸成为大女人,可是该怎么丰胸呢?小女人丰胸秘籍是什么呢丰胸方法
5/6/2016 2:39:44 PM

Việt Nam trên con đường trở thành nước dẫn đầu ngành cà phê toàn cầu

Việt Nam tự hào là nơi sản xuất cà phê đứng thứ 2 trên thế giới đồng thời cũng là nơi sản xuất cà phê tiêu biểu của Châu Á. Tuy vậy, góc nhìn của thế giới bên ngoài đã bắt đầu khác đi nhiều.

Gần đây nếu đi trên các con đường chính ở khu nội thành của Việt Nam, sẽ có thể nhìn thấy sự xuất hiện của các cửa hàng đồ uống/cà phê mang hình thái mới, khác với các quán cà phê thông thường. Đây là thị trường nơi mà trước kia cà phê địa phương mang tính truyền thống dựa trên sự kết hợp của cà phê Robusta rang đậm đà và sữa đặc chi phối chủ yếu, thì nay các hình thái cà phê mới theo hơi hướng Tây phương đang được tích cực du nhập vào với việc sử dụng các chủng loại máy pha cà phê Espresso, Arabica, Robusta cũng như các loại công cụ chiết xuất mới.
 

Tuần trước, tại Hội chợ triển lãm lần thứ 28 của Hiệp hội cà phê đặc sản Mỹ (Specialty Coffee Association of America, SCAA), một hội chợ triển lãm cà phê tiêu biểu của thế giới và lớn nhất nước Mỹ đã được tổ chức tại Atlanta. Tại đây, nước sản xuất cà phê của Châu Á Indonesia đã được làm khách mời danh dự và với các hoạt động quảng bá đa dạng cùng gian hàng quảng cáo lớn nhất tại khu triển lãm của mình, Indonesia đã thu hút được rất nhiều khách tham quan. Ngoài ra, các hoạt động tiếp thị/quảng bá tích cực của các nước sản xuất cà phê xung quanh gần đây cũng đang tăng nhanh, ví dụ như việc trực tiếp tham gia của Hiệp hội cà phê Myanmar hay Nepal. Do vậy, cũng có một sự thật là điều này đang làm giảm đi khả năng cạnh tranh của chất lượng sản phẩm cũng như vị thế rực rỡ một thời của cà phê Việt Nam. Tại thời điểm này, khuynh hướng mà cà phê Việt Nam cần phải chú ý tới trong ngành công nghiệp cà phê toàn cầu là ‘Specialty Coffee’ (Cà phê đặc sản) và ‘Single Origin’ (Đơn nguồn gốc).
 
Specialty Coffee (Cà phê đặc sản) là loại cà phê dành sự lưu tâm đặc biệt đến tất cả các khâu trong quá trình sản xuất, không chỉ là chất lượng của hạt cà phê mà còn thổ nhưỡng và khí hậu nơi cây cà phê sinh trưởng, khâu trồng trọt và thu hoạch, rang cũng như chiết xuất, vậy nên mới được gọi là ‘Một tách cà phê đặc biệt’. Việc đánh giá hạt cà phê do Hiệp hội cà phê đặc sản của nhiều nước tiến hành. Ví dụ như phải sử dụng hạt cà phê đạt 80 điểm trở lên trên thang đánh giá của Hiệp hội cà phê đặc sản Mỹ (SCAA) thì mới có tư cách được gọi là cà phê đặc sản. Loại cà phê này có hương vị vượt trội nên đang được đông đảo những người yêu chuộng cà phê ưa thích.
 

Loại sản phẩm chủ đạo cấu thành nên dòng cà phê đặc sản chính là hạt cà phê, trong đó có sản phẩm không trộn lẫn cà phê của nhiều nơi sản xuất mà chỉ do một quốc gia hay một khu vực duy nhất trồng có tên gọi là cà phê ‘Single Origin’ (Đơn nguồn gốc). Cách thức chế biến cà phê tỉ mỉ và cầu kỳ giúp tạo ra hương vị hấp dẫn và ngon nhất từ loại cà phê có chất lượng cao nhất đang nhận được nhiều sự quan tâm.
 
Điều quan trọng nhất về loại cà phê ‘Single Origin’ là hương vị cố hữu không lẫn vào đâu được do đây là sản phẩm thu hoạch từ cùng một loại cà phê duy nhất đại diện cho một khu vực đặc biệt. Vì vậy, tên sản phẩm của cà phê ‘Single Origin’ phần lớn thường được biểu thị cùng với tên địa phương và quốc gia, điều này đóng vai trò bảo đảm chất lượng cho sản phẩm cũng như nơi sản xuất. Đây cũng chính là lý do mà chúng ta phải tập trung vào ‘Specialty Coffee’ và cà phê ‘Single Origin’.Việc thương hiệu hóa địa phương đi đôi với cố gắng nâng cao chất lượng thông qua các cố gắng nỗ lực đa dạng là yếu tố lớn nhất có thể kích thích trí tò mò của thị trường thế giới có sở thích biến đổi nhanh chóng. Và thật may mắn ở Việt nam vẫn còn những cao thủ cà phê ẩn mình chưa được những người trong giới cà phê trên thế giới biết đến. Đây cũng chính là một lý do khác khiến chúng ta phải xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam.

 

Cơ hội thích hợp nhất để có thể đưa ra những ý kiến tranh luận như thế này sẽ được mở ra tại SECC thành phố Hồ Chính Minh từ ngày 12 đến ngày 14 tháng 5 sắp tới.Sự kiện có sự góp mặt của Chương trình lần đầu tiên tụ họp được giới kinh doanh cà phê của Việt Nam đó là Vietnam Int’l Cafe Show (Cafe Show Vietnam 2016) và cuộc thi sẽ làm nâng cao vị thế của nghề pha chế cà phê có tên gọi là Giải vô địch Barista Việt Nam (Vietnam National Barista Championship, VNBC 2016) với sự tham gia tranh tài của những nhà pha chế ưu tú và tài năng. Đơn vị đăng cai Vietnam Cafe Show 2016 là Công ty Exporum đã bày tỏ nguyện vọng là sẽ tận dụng những bí quyết đã tích lũy được trong 15 năm tiến hành tổ chức Seoul Cafe Show và kinh nghiệm hoạt động tại Trung Quốc để nắm giữ được vị trí là một triển lãm tiêu biểu trong ngành ở Việt Nam. Hiện Ban tổ chức cuộc thi với sự tụ họp của những chủ cà phê đi tiên phong trong ngành cà phê đặc sản của Việt Nam và các huấn luyện viên đang cùng cố gắng để có thể tổ chức sự kiện một cách công bằng và thực chất nhất. 36 tuyển thủ sẽ tham dự vào cuộc thi cũng đang chuẩn bị để dành tặng cho cuộc thi hương vị thơm ngon nhất bằng loại cà phê cũng như kỹ thuật pha chế tốt nhất tại VNBC 2016.

VNBC là cuộc thi duy nhất ở Việt Nam được cơ quan danh tiếng trong ngành cà phê World Coffee Events công nhận, do đó người vô địch cuộc thi sẽ nhận được cơ hội tham gia vào World Barista Championship (Giải vô địch pha chế cà phê thế giới), đại diện cho cà phê và những người làm cà phê Việt Nam bước lên vũ đài thế giới. Các doanh nghiệp tham gia vào cuộc triển lãm là các doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất các loại máy, thiết bị và dụng cụ đóng vai trò đầu tàu của nền công nghiệp cà phê đặc sản của Việt Nam. Nếu Quý vị và các bạn tò mò muốn biết về thị trường cà phê Việt Nam khi bước vào cục diện mới cũng như các tên tuổi hàng đầu ở đó thì nhất định phải đến tham quan tại Trung tâm Triển lãm & Hội chợ Sài Gòn (SECC) vào tháng 5 tới này. Hy vọng rằng sự kiện lần này cũng sẽ tạo ra cơ hội để kích thích tinh thần sẵn sàng chấp nhận thử thách mới của những nhà sản xuất cà phê Việt Nam và những người trong ngành cà phê.
 
Nguồn Exporum




 
Share this:
Tags:

Leave a Reply










Fan Page2