胸部丰满则为“大”,胸部扁平无料则为“小”丰胸产品。大女人光环围绕,“女神”“波霸”即使胸大无脑亦为人喜爱。而小女人只能被“女汉子”“太平公主”等雅号讥讽丰胸食物。那么温柔贤良、柔情似水终究抵不过别人D杯胸围粉嫩公主酒酿蛋。很多小女人都想丰胸成为大女人,可是该怎么丰胸呢?小女人丰胸秘籍是什么呢丰胸方法
4/8/2016 11:17:23 AM

Vùng núi Nepal linh thiêng với Phật giáo Tạng truyền

Nóc nhà thế giới Himalaya có đời sống tâm linh huyền bí, nổi bật nhất là Phật giáo Tây Tạng với sự lan tỏa rộng khắp các quốc gia dưới chân núi như Nepal.

 

Vị  Lama (tăng sĩ theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng) đứng trên tầng cao nhất của một tu viện ở Kathmandu (Nepal). Hình ảnh hai chú nai hướng về bánh xe pháp luân là biểu tượng phổ biến ở các tu viện theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng.


Phật giáo Tây Tạng có sự ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hóa tinh thần ở Nepal và nhiều nước trong khu vực Himalaya. Trong ảnh là tượng Đức Phật trong tư thế đứng thuyết pháp ở bảo tháp Swayambunath.  Nền văn hóa Himalaya là nền văn hóa Phật giáo Tây Tạng. Những nét nổi bật nhất, đặc sắc nhất của văn hóa Himalaya có sự bắt nguồn trong tinh túy của Phật giáo Tây Tạng.


Bảo tháp Bouddhanath là bảo tháp xây dựng theo truyền thống Phật giáo Tạng truyền. Đây cũng là bảo tháp lớn nhất thế giới của Phật giáo Tây Tạng, cách trung tâm thủ đô Kathmandu của Nepal không xa.


Trước trận động đất ở Nepal vào cuối tháng 4/2015, phần đỉnh tháp mang vẻ đẹp uy nghi tráng lệ. Tuy nhiên, sau đó, tháp bị hư hại nhẹ và hiện nay đang trong quá trình trùng tu.


Dù vậy, dòng người đổ về hành hương thánh tích này mỗi ngày vẫn nối dài bất tận. Những người đi theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng thường đi nhiễu (đi vòng quanh tháp) vài chục vòng mỗi ngày khi đến đây. 


Những người phụ nữ Tây Tạng trò chuyện quanh tháp. Xung quanh khu vực Bouddhanath có rất nhiều người Tây Tạng sinh sống.


Người Tây Tạng luôn là những Phật tử có lòng tín tâm và đời sống an lạc.   Đến vùng Himalaya cũng không thể không đến những tu viện linh thiêng với sự tiếp nối không gian đoạn của các dòng truyền thừa Phật giáo Tây Tạng. Tu viện ở vùng này không chỉ là nơi tu học của chư tăng, ni mà còn là nơi truyền bá giáo pháp cho các Phật tử, được các Phật tử coi như ngôi nhà từ bi.  


Xung quanh bảo tháp Bouddhanath có một hệ thống tu viện dày đặc với rất nhiều tăng sĩ. Trong hình là một buổi thực hành của các vị tăng ở tu viện Maitreya Gompa.  Himalaya vẫn thường được gọi là “Land of Padmasambhava” (Vùng đất của Đức Liên Hoa Sinh). Đức Liên Hoa Sinh được coi là vị Tổ của Phật giáo Tây Tạng, mang giáo Pháp của Phật giáo từ Ấn Độ tới Tây Tạng, để rồi Phật giáo Tây Tạng phát triển rộng khắp vùng đất này.


Duy trì truyền thống, Phật giáo Tây Tạng khi hoằng truyền rộng khắp sang các nước vùng Himalaya vẫn giữ hệ thống giáo dục kiến thức và giáo lý nghiêm ngặt. Từ lứa tuổi rất nhỏ, các Lama khi vào tu viện đã được đào tạo bài bản. Trong ảnh là một bữa ăn của các tiểu Lama ở tu viện Kanying.


Các vị cao tăng của Phật giáo Tây Tạng thường được xưng tụng là Rinpoche (Bậc Thầy cao quý). Trong ảnh là ngài Ayang Rinpoche đang ban pháp dược cho một Phật tử Việt Nam đến đảnh lễ ngài.


Vị Tổ cũng là Bậc Thầy của các bậc thầy Phật giáo Tây Tạng là Đức Liên Hoa Sinh (Padmasambhava).


Đức Liên Hoa Sinh cũng được biết đến với danh xưng Guru Rinpoche. Người dân vùng thung lũng Khumbu vẽ hình ngài trên một vách núi cao. 


Tu viện theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng trải rộng khắp các vùng núi cao. Trong ảnh là tu viện Tengboche, một tu viện cổ ở vùng Himalaya.


Các tu viện Phật giáo Tây Tạng có kiến trúc đặc trưng với sự cầu kỳ trong họa tiết. Các tu viện cũng luôn đốt trầm thảo dược được chế từ chính các loại thảo mộc vùng Himalaya để làm thanh tịnh bầu không khí.


Đến với tu viện cũng là đến với không gian thanh tịnh. Với người dân vùng này, tu viện giống như một mái nhà từ bi, luôn che chở, bao bọc cho họ.


Bồ câu được nuôi xung quanh các thánh tích. Việc cho bồ câu ăn mỗi sáng với người dân quanh các thánh tích là cơ hội để thực hành lòng tốt.


Một đàn chim bồ câu đậu trên dãy chuyển kinh luân. Người theo Phật giáo Tây Tạng quan niệm xoay chuyển kinh luân là cách để giải trừ nghiệp chướng.


Tại Swayambunath ở trung tâm thủ đô Kathmandu của Nepal, khỉ được coi là linh vật. Ngôi đền này còn có tên là đền khỉ. Một chú khỉ đu người uống nước bên trong thánh tích này.


Các nhà sư theo truyền thống Phật giáo Tiểu thừa cũng đến các thánh tích của Phật giáo Tây Tạng để khất thực.


Một người buôn bán quần áo ở Kathmandu hướng về bảo tháp để cầu nguyện. Với người dân ở đây, việc thực hành hàng ngày tự nhiên như hơi thở. 
 
Theo Zing




 
Share this:
Tags:

Leave a Reply










Fan Page2